Người nuôi tôm “ngụp lặn” tìm vốn

Đó là ví von của nhiều đại biểu tại buổi tham vấn và tọa đàm “Xây dựng tiêu chí đánh giá cho vay theo chuỗi giá trị tôm tại ĐBSCL”, do Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổ chức Oxfam Việt Nam tổ chức tại TP.Cần Thơ hôm 22.12.

thu tôm ở Sóc Trăng
Người dân xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng thu hoạch tôm. Ảnh:  H.X

Vùng tôm đang chết dần

Tại buổi tham vấn và toạ đàm, ông Trần Hữu Mai - nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cho biết, từ năm 2008, con tôm đã đối mặt dịch bệnh bùng phát. Lúc đó, người nuôi tôm lại khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng nên dẫn đến những hệ lụy cho đến ngày nay chưa thể tháo gỡ.

“Lúc đó, người dân gặp khó nhưng phía ngân hàng lại nâng mức lãi suất. Nhiều người dân thua lỗ, không có gì thế chấp nên không thể vay vốn đầu tư tái sản xuất. Sau đó, nhiều năm liên tiếp, dịch bệnh, giá cả bấp bênh khiến người nuôi phải bỏ ao” – ông Mai kể.

Ông Mai thông tin thêm, hiện nay, nhiều người dân vẫn rất cần đầu tư lại vùng tôm nhưng vẫn không thể vay được hoặc vay với số lượng ít ỏi. Ông Mai khẳng định: “Tình trạng người nuôi tôm khốn khó sẽ còn kéo dài nếu Nhà nước không can thiệp kịp thời, không bỏ đi nhiều định chế”.

Ông Lâm Văn Khiếm - người nuôi tôm huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cũng than rằng, huyện Đầm Dơi là trung tâm nuôi tôm công nghiệp, nhưng hiện nay vùng nuôi đìu hiu sau những thiệt hại trong  các vụ nuôi gần đây. Mặc dù người nuôi tôm cần tiếp cận vốn để tái sản xuất nhưng thực tế chưa tiếp cận được.

“Rất ít hộ được vay vốn từ ngân hàng. Bản thân tôi nuôi 3ha tôm nhưng chỉ vay được 35 triệu đồng, không bằng 1/10 vốn tôi bỏ ra  thì làm sao cải thiện được sản xuất, trong khi đó con tôm là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương” – ông Khiếm bức xúc nói.

Đồng tình với ý kiến của người nuôi tôm, ông Trần Đình Luân – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, những khó khăn trong sản xuất tôm đã khiến cho nhiều hộ dân mắc nợ đại lý (tiền mua con giống, thức ăn, thuốc..). Nếu khoản nợ này không trả được thì  người nuôi tôm “sẽ chết tiếp”.

Liên kết người nuôi và doanh nghiệp

Nhiều đại biểu cho rằng, cần phải có những giải pháp để cải tạo vùng nuôi, tái sản xuất. “Từ năm 2008 đến nay đã 7 năm rồi, vấn đề đặt ra là cần Nhà nước hỗ trợ về vốn để xoá bớt đi những khó khăn của người nuôi tôm. Tôi nghĩ rằng tôi phải gặp Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát để trình bày về vấn đề này” – ông Phạm Xuân Hoè – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói.

Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, theo các đại biểu, người nuôi và doanh nghiệp phải liên kết theo chuỗi, rút ngắn khoảng cách trung gian để dễ dàng tiếp cận vốn vay. Theo phân tích của TS Nguyễn Văn Giáp - Giám đốc Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam thì số hộ nuôi nhỏ lẻ hầu như không tham gia vào mối liên kết với doanh nghiệp mà chỉ thông qua “cò”.

“Theo thống kê ở tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, chỉ có 5,7% nông dân nuôi tôm mua bán trực tiếp với doanh nghiệp. Nguyên nhân là do trong nuôi tôm có tính rủi ro rất cao nên khó thiết lập liên kết. Vì vậy, cần nghiên cứu giải pháp thúc đẩy vốn tín dụng cho hộ nuôi tôm có quy mô nhỏ” – ông Giáp thông tin.

Cũng theo ông Giáp, theo khảo sát và phân tích của cơ quan chuyên môn vào năm 2015 về vốn của hộ nuôi tôm ở Sóc Trăng thì có đến 71% trong tổng số hộ được khảo sát là thiếu vốn.

Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cũng nhận định: “Người dân và doanh nghiệp đang có sự “cắt khúc”. Khâu này cần được cải thiện một cách tự nguyện mới bền vững. Nếu mối liên kết bền vững, phía ngân hàng sẽ dễ dàng cho vay và kiểm soát đồng vốn được sử dụng hợp lý hơn”.

Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 7,9 tỷ USD nhưng năm nay chỉ ước đạt khoảng 6,9 tỷ USD. Sự sụt giảm trên chủ yếu là ở ngành tôm, cụ thể năm 2014 xuất khẩu tôm đạt 3,9 tỷ USD thì năm nay ước chỉ được 3 tỷ USD.  

Báo Dân Việt, 23/12/2015
Đăng ngày 24/12/2015
Huỳnh Xây
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 09:43 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 10:30 16/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 09:40 16/05/2024

Độ sâu ao nuôi tôm nói lên điều gì?

Trong ao nuôi tôm, một yếu tố quan trọng thường ít được nhắc đến, nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là "độ sâu mực nước". Điều gì làm nên ý nghĩa và tầm quan trọng của độ sâu mực nước ao trong quá trình nuôi tôm? Hãy cùng nhìn sâu vào "lòng" của ao nuôi để khám phá sự ảnh hưởng mà độ sâu mực nước mang lại.

Ao nuôi tôm
• 08:00 16/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 09:01 19/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 09:01 19/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 09:01 19/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 09:01 19/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 09:01 19/05/2024